Được tạo vào: 10 tháng sau
Khi rơi vào một trong các nhóm nợ xấu thì việc vay vốn tại các tổ chức tài chính hoặc các ngân hàng rất khó khăn. Không những thế, khi khách hàng không biết mình bị liệt vào danh sách nợ xấu thì sẽ mất nhiều thời gian để chuẩn bị hoàn tất hồ sơ và nộp trực tiếp cho nhân viên tín dụng chờ xử lý hồ sơ nhưng cuối cùng vẫn không được hỗ trợ khoản vay. Vậy làm thế nào để có thể tự kiểm tra nợ xấu bằng chứng minh nhân dân nhanh chóng nhất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nợ xấu có tên gọi khác là nợ khó đòi) đây là khoản vay mà người đi vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi rơi vào danh sách nợ xấu thì lịch sử tín dụng của người vay sẽ được cập nhật trên CIC. CIC là trang web giúp ngân hàng, tổ chức tín dụng tra cứu thông tin cũng như tình trạng vay vốn của người vay. Chính vì thế, những người rơi vào nợ xấu sẽ rất khó khăn khi đăng ký hỗ trợ tài chính tại bất kỳ tổ chức tài chính nào.
Nợ xấu có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan hay chủ quan hoặc cũng có thể do một số người vay cố tình chạy nợ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến người vay rơi vào nhóm nợ xấu:
Xem thêm : Cách tra cứu thanh lý hợp đồng Fe Credit
CIC là tên gọi tắt của Credit Information Center, đây là Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam được hoạt động dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC là nơi lưu trữ thông tin của toàn bộ khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ hỗ trợ tài chính dựa trên báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức trong và ngoài ngân hàng. Hiện nay, hệ thống dữ liệu của CIC đang lưu trữ thông tin của khoảng hơn 47 triệu người.
Thông qua hệ thống công nghệ hiện đại, phương thức thu thập dữ liệu và xử lý thông tin hoàn toàn được tự động hóa, những thông tin tín dụng của khách hàng sẽ được cập nhật tức thời một cách chính xác nhất với độ bảo mật tuyệt đối.
Chính vì thế, những thông khách hàng trên CIC là sẽ là căn cứ chính xác nhất để các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng có thể dựa vào để đánh giá khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng. Từ đó, các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng có thể đưa ra quyết định chuẩn xác nhất để hạn chế tối đa rủi ro cho hoạt động tín dụng.
Dưới đây là các cách tự tra cứu nợ xấu qua CIC mà bạn có thể tham khảo
Cách kiểm tra CIC rất đa dạng và đơn giản, khách hàng có thể lựa chọn những phương thứ sau để kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân trên CIC.
Bước 1: Truy cập website chính thức để tra cứu CIC theo đường link sau: https://cic.org.vn/
Bước 2:
Bước 3:
Lưu ý: Khách hàng nên nhập email và số điện thoại đang sử dụng chính chủ để nhân viên của CIC gửi thông báo khi cần.
Bước 4:
Bước 5: Sau khi đọc xong những điều khoản được hiển thị trên màn hình khách hàng chọn “Tôi xin chấp nhận điều khoản cam kết” để chấp nhận các điều khoản cam kết.
Bước 6: Chờ thông báo kết quả từ CIC. Sau khoảng 1 ngày làm việc nhân viên CIC sẽ gọi lại cho bạn để xác nhận thông tin hoặc bạn có thể kiểm tra thông tin được gửi trong email đã dùng để đăng ký.
Bước 1: Tải ứng dụng CIC credit connect- Kết nối nhu cầu vay trên thiết bị di động qua đường link sau đây:
Bước 2: Sau khi mở ứng dụng vừa được cài đặt
Ấn " Tiếp" khi hệ thống CIC đưa ra yêu cầu về truy cập thông tin người dùng.
Bước 3: Đăng ký tài khoản theo hướng dẫn, bằng cách cung cấp đầy đủ các thông tin yêu cầu:
Sau khi hoàn thành những thông tin theo yêu cầu ấn " Tiếp"
Bước 4: Đăng nhập tài khoản. Tại đây khách hàng ghi đầy đủ số điện thoại và mật khẩu vừa đăng ký để truy cập vào tài khoản của mình.
Bước 5: Chọn Khai thác báo cáo để bắt đầu tra cứu CIC
Việc rơi vào nhóm nợ xấu là điều không mong muốn của bất kỳ cá nhân nào, tuy nhiên khi không may rơi vào trường hợp này bạn cần bình tĩnh để tìm phương án giải quyết.
Điều đầu tiên khi biết mình nằm trong nhóm nợ xấu là khách hàng nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đang và đã đăng ký khoản vay để xác thực thông tin nợ xấu. Sau đó, thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên tư vấn để tiến hành thanh toán khoản nợ càng sớm càng tốt tránh việc rơi vào nhóm nợ xấu cao hơn.
Một số lưu ý khác:
Xem thêm : App vay tiền Online uy tín
Ngoài việc phải hoàn trả khoản vay đúng thời hạn thì khách hàng cùng có thể lưu ý một số cách dưới đây là tránh rơi vào các nhóm nợ xấu:
Những giấy tờ tùy thân quan trọng như: chứng minh nhân dan/ căn cước công dân, hộ chiếu,.. cần phải tuyệt đối giữ kín những thông tin trên đó, không được tùy tiện tiết lộ hoặc đưa cho người khác mượn để tránh trường hợp bị làm giả.
Một số đối tượng sẽ lấy cắp thông tin cá nhân của khách hàng để làm giả giấy tờ, sau đó sử dụng với mục đích vay mượn tại ngân hàng, tổ chức tín dụng. Từ đó, thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ xuất hiện trên CIC.
Mặc dù việc bảo mật mã OTP đã được lưu ý rất nhiều trên các kênh truyền thông đề cập đến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cá nhân khá chủ quan trong vấn đề này. Khi mã bảo mật OTP bị lộ, tài khoản của khách hàng có thể bị xâm nhập gây ra nhiều rủi ro bảo mật, tạo cơ hội để kẻ xấu sử dụng thông tin khách hàng để gây nợ xấu.
Khi đang sử dụng dịch vụ hỗ trợ tài chính tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì khách hàng nên kiểm tra tình trạng vay vốn của mình để xử lý kịp thời khi phát hiện nợ xấu.
Ta có thể thấy rằng kiểm tra nợ xấu là việc quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng cho cả người vay và tổ chức cho vay. Qua bài viết hướng dẫn các kiểm tra nợ xấu qua chứng minh nhân dân, hy vọng bạn có thể nắm được thông tin lịch sử tín dụng của mình cũng như có được phương án xử lý kịp thời khi rơi vào danh sách nợ xấu.
Bài viết liên quan
- Cách kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân
- Lãi suất cho vay Fe Credit là bao nhiêu mới nhất 2021
- Lãi suất thẻ tín dụng FE Credit mới nhất 2021
- Cách kích hoạt thẻ tín dụng FE Credit nhanh nhất 2021
- Cách thanh toán, tât toán khoản vay FE Credit qua Online mới nhất 2021
- Cách tính phí trả trễ hạn FE Credit nhanh nhất 2021
- Hướng dẫn Cách huỷ thẻ tín dụng FE Credit mới nhất 2021
Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !