Được tạo vào: 1 năm sau
Lịch sử tín dụng là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng. Thông qua lịch sử tín dụng cá nhân được lưu trữ trên hệ thống mà ngân hàng sẽ kiểm tra được tình trạng vay nợ, khả năng thanh toán của khách hàng. Vậy lịch sử tín dụng cá nhân là gì? làm thế nào để kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân? chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Lịch sử tín dụng cá nhân là một danh sách chứa đầy đủ các thông tin liên quan tới lịch sử thanh toán vay tiền của cá nhân và những thông tin này được cập nhật thường xuyên trong thời gian thực. Những thông tin về lịch sử thanh toán vay tiền của cá nhân sẽ được cập nhật tức thì khi cá nhân đó đăng ký dịch vụ vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Lịch sử tín dụng ra đời nhằm hỗ trợ các ngân hàng trong việc kiểm tra được tình trạng vay nợ của khách hàng. Căn cứ vào đó mà các ngân hàng hay tổ chức tài chính quyết định xem có nên cho khách hàng vay vốn hay không.
Lịch sử tín dụng cá nhân được Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia hay còn gọi là CIC quản lý và kiểm soát. Những thông tin được cập nhật trên CIC là lịch sử quan hệ với ngân hàng, lịch sử nợ xấu,.. Thông qua việc xem xét tình trạng vay vốn của khách hàng mà các ngân hàng sẽ đánh giá và xét duyệt hồ sơ vay vốn.
Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức tài chính và ngân hàng xét duyệt khoản vay, CIC còn giúp các tổ chức, cá nhân kiểm tra được lịch sử tín dụng của mình thông qua việc phân tích, tổng hợp, thống kế tất cả các thông tin và tình hình tài chính, tín dụng trong và ngoài nước theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Xem thêm : Cách tra cứu thanh lý hợp đồng Fe Credit
Hệ thống của trung tâm tín dụng CIC sẽ thường xuyên cập nhật thông tin của khách hàng về khoản vay như dư nợ, thời gian trả nợ, quá trình thanh toán,... sau mỗi lần khách hàng đăng ký một giao dịch bất kỳ với ngân hàng như vay tín chấp, vay thế chấp, mở thẻ tín dụng…
Những thông tin được cập nhật trên CIC sẽ được hệ thống tự động tổng hợp và sắp xếp một cách khoa học nhất để trở thành một cơ sở dữ liệu giúp các ngân hàng và cá nhân – doanh nghiệp dễ dàng tra cứu online nhanh chóng.
Dựa trên những thông tin được cập nhật trên CIC mà ngân hàng có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng có lịch sử tín dụng tốt khi tra cứu CIC thì có thể dễ dàng đăng ký vay vốn tại bất kỳ tổ chức tài chính hay ngân hàng nào. Ngược lại, nếu khách hàng có lịch sử thanh toán khoản vay chậm, nợ xấu thì sẽ gây khó khăn trong việc xét duyệt khoản vay của khách hàng.
Cụ thể, hệ thống CIC tập hợp thông tin lịch sử giao dịch của khách hàng với các tổ chức tín dụng và chia thành 5 nhóm chính sau
+ Khách hàng thuộc nhóm này được đánh giá là khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn cao.
+ Nếu khách hàng trả nợ trễ hạn dưới 10 ngày vẫn được xếp vào nhóm này tuy nhiên vẫn phải trả đủ phí phạt do quá hạn trả nợ cho tổ chức hỗ trợ cho vay.
+ Là khách hàng trả nợ trễ thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng từ 10 ngày đến 30 ngày.
+ Có thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu khi quá hạn trả nợ từ 10 ngày trở lên tại các ngân hàng hay các tổ chức hỗ trợ tài chính.
+ Là khách hàng thanh toán trễ thời hạn quy định từ 30 ngày đến 90 ngày.
+ Có thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu khi quá hạn trả nợ từ 30 ngày trở lên tại các ngân hàng hay các tổ chức hỗ trợ tài chính.
+ Khách hàng trong nhóm này được hỗ trợ giảm lãi suất hoặc miễn lãi suất đã cam kết trong bản hợp đồng ban đầu khi chứng minh tình hình tài chính hiện tại không đủ khả năng trả nợ.
+ Là khách hàng thanh toán trễ thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
+ Có thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu khi quá hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên tại các ngân hàng hay các tổ chức hỗ trợ tài chính.
+ Khách hàng có thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần 2
+ Là khách hàng thanh toán trễ thời hạn từ 180 ngày trở lên.
+ Có thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu khi quá hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên tại các ngân hàng hay các tổ chức hỗ trợ tài chính.
+ Khách hàng có thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần 2 mà vẫn không trả nợ đúng hạn tại lần cơ cấu thứ 2.
+ Khách hàng có thời hạn trả nợ được cơ cấu lại từ 3 lần trở lên.
Trường hợp khách hàng được điều chỉnh thời hạn trả nợ đến lần thứ 3 và trả đủ tiền tại lần cơ cấu thứ 3 vẫn bị liệt vào nhóm khoản cho vay có khả năng không thể thu hồi lại.
Lưu ý:
- Đối với những khách hàng bị liệt vào các nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì việc vay vốn ở những lần tiếp theo tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đều rất khó khăn.
- Cho dù người vay đã thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi cho các ngân hàng hay tổ chức tài chính thì lịch sử tín dụng của người vay vẫn được lưu trữ trên hệ thống của Trung tâm tín dụng CIC từ 3 năm đến 5 năm.
Khách hàng có thể lựa chọn một trong các phương thức sau để kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân của mình
Bước 1: Truy cập website chính thức để tra cứu CIC theo địa chỉ sau: cic.org.vn
Bước 2: Nếu khách hàng đã có tài khoản CIC từ trước thì bấm chọn nút "Đăng nhập". Trường hợp khách hàng chưa có tài khoản CIC hãy ấn vào nút “Khai thác nhu cầu vay”
Bước 3: Khi màn hình chuyển tới mục đăng ký tài khoản cá nhân khách hàng lựa chọn đối tượng là cá nhân hoặc doanh nghiệp
Sau đó điền đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu của hệ thống. Sau khi hoàn tất việc đăng ký thông tín khách hàng ấn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.
Lưu ý: Khách hàng nên nhập email và số điện thoại đang sử dụng chính chủ để nhân viên của trung tâm tín dụng CIC gửi thông báo khi cần.
Bước 4: Nhập chính xác mã OTP sẽ được gửi vào tin nhắn số điện thoại mà khách hàng vừa dùng để đăng ký tài khoản CIC.
Khách hàng nhập mã OTP vừa được nhận và ấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.
Bước 5: Nhấp chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết sau khi đọc kỹ những điều khoản được hiển thị trên màn hình.
Bước 6: Sau khoảng 1 ngày làm việc khách hàng sẽ nhận được thông báo từ hệ thống CIC. Nhân viên của CIC sẽ liên hệ lại với người đăng ký để xác nhận thông tin hoặc bạn có thể kiểm tra thông tin được gửi trong email đã dùng để đăng ký tài khoản trước đó.
Bước 1: Tải ứng dụng CIC credit connect- Kết nối nhu cầu vay bằng điện thoại di động qua đường link sau đây:
Hệ điều hành IOS ( App store): https://apps.apple.com/vn/app/icic/id1467621816
Hệ điều hành Android ( Google Play): https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.cicb.customer&showAllReviews=true
Bước 2: Ấn " Tiếp" khi hệ thống CIC đưa ra yêu cầu về truy cập thông tin người dùng.
Bước 3: Đăng ký tài khoản theo hướng dẫn, điền các thông tin yêu cầu:
Sau khi hoàn thành những thông tin theo yêu cầu ấn " Tiếp"
Bước 4: Đăng nhập tài khoản bằng mật khẩu và số điện thoại vừa đăng ký. Tại đây khách hàng ghi đầy đủ số điện thoại và mật khẩu vừa sử dụng để đăng ký.
Bước 5: Chọn Khai thác báo cáo để bắt đầu tra cứu CIC
- Xác thực khai thác báo cáo bằng Mật khẩu/ Vân tay/ Face ID
- Chọn Khai thác Báo Cáo và xác nhận bằng mã OTP được gửi qua tin nhắn số điện thoại để kiểm tra lịch sử tín dụng
Để thực hiện tra cứu lịch sử tín dụng của mình khi đã có tài khoản đăng nhập khách hàng thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Bấm vào mục Thông tin pháp lý tại màn hình trang chủ.
Bước 2: Nhập chính xác những thông tin theo yêu cầu bao gồm
Bước 3: Chụp Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân 2 mặt rõ ràng và chụp chân dung khách hàng để hệ thống xác minh.
Bước 4: Chờ 1 – 3 ngày làm việc để CIC gửi file thông tin lịch sử tín dụng về Email mà khách hàng đăng ký.
Dưới đây là bản báo cáo mẫu mà CIC gửi về email khi khách hàng không có nợ xấu
Trên đây là thông tin chi tiết về kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về CIC và cách kiểm tra lịch sử tín dụng của mình trên CIC để có thể quản lý các giao dịch của mình và tránh rơi vào các nhóm nợ xấu.
Bài viết liên quan đến Fe Credit
- Lãi suất cho vay Fe Credit là bao nhiêu mới nhất 2021
- Lãi suất thẻ tín dụng FE Credit mới nhất 2021
- Cách kích hoạt thẻ tín dụng FE Credit nhanh nhất 2021
- Cách thanh toán, tât toán khoản vay FE Credit qua Online mới nhất 2021
- Cách tính phí trả trễ hạn FE Credit nhanh nhất 2021
- Hướng dẫn Cách huỷ thẻ tín dụng FE Credit mới nhất 2021
Bạn hãy là người bình luận đầu tiên !